$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Đào tạo
»
»
Dòng Đa Minh

CÁC NỮ TU ĐA MINH:  MARIA MAĐALÊNA VÀ CATARINA SIENA

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 2187 | Cật nhập lần cuối: 4/26/2018 7:55:46 PM | RSS

Gần đây, khi đọc lại một số thư của Catarina, tôi bị đánh động khi nhận ra rằng: rất nhiều lần Catarina đề cập tới Maria Mađalêna. Trong bài suy tư này, tôi muốn nêu lên những điểm chung giữa hai người phụ nữ này và suy nghĩ xem tại sao họ là hai người, ở vào một thời điểm cách xa nhau, có một cuộc đời hoàn toàn khác biệt, lại có thể cho chúng ta một sứ điệp nay sức sống, nói cho chúng ta biết thế nào ơn gọi Đa Minh là như thế nào.

Tôi cảm thấy thú vị khi đọc lại lịch sử. Dòng chúng ta đã nhận Maria Mađalêna (cũng như Catarina Alexandria) làm bổn mạng, chứ không phải là một vị thánh nam nào đó mà chúng ta có thể dự đoán, như Gioan Tẩy giả, thánh Phaolô tông đồ dân ngoại hay một tông đồ nào đó chẳng hạn. Hiển nhiên, Mađalêna được chọn vì nơi bà, tinh thần và sứ vụ của Dòng được “cá nhân hóa” cách tốt đẹp. Sự thán phục mà Catarina Siena dành cho vị Mađalêna mà Tin Mừng nói tới này dường như vì Catarina nhìn thấy Madalêna như mẫu gương thúc đẩy ơn gọi Đa Minh của chị. Cũng như Catarina, chúng ta nhìn nhận nơi Madalêna, không chỉ như vị thánh bổn mạng của Dòng mà còn là một người chị đáng kính, một nguồn suy tư dồi dào, cho chúng ta biết thế nào là ơn gọi Đa Minh.

Vì thế, chúng ta sẽ nhìn ngắm cả Madalêna - bổn mạng của Dòng và nhìn ngắm Catarina - một trong những thành viên Đa Minh trung tín và nhiệt thành nhất-, để từ đó, chúng ta suy nghĩ về sứ vụ Đa Minh trong thế giới ngày nay. Chúng ta sẽ nhìn ngắm hình tượng những người phụ nữ năng động tuyệt vời này với những tác động liên hệ đến chúng ta qua ba khía cạnh quen thuộc trong đời sống mọi người trong chúng ta.

  1. Bị thương tích và được chữa lành

Tin Mừng kể về Maria Mađalêna như một phụ nữ được Đức Giêsu chữa lành. Người ta CÁC NỮ TU ĐA MINH:  MARIA MAĐALÊNA VÀ CATARINA SIENAthường đồng hóa bà với người phụ nữ tội lỗi, đã dùng nước mắt lau chân Người hoặc với bà Maria chị em của Martha. Tuy nhiên không có gì để chứng nhận điều đó là đúng. Trước khi nói đến sự có mặt của bà trên đồi Calvê, chúng ta biết bà là người đã được Đức Giêsu chữa khỏi 7 quỷ (Mk 16,9; Lc 8,2). Những quỷ này là những thứ quỷ nào? Chúng ta không hề biết. Chúng có thể tượng trưng cho các thứ tật bệnh thể lý, cảm xúc, tâm thần hoặc luân lý. Nhưng dù cho đó là thứ bệnh gì, rõ ràng là Maria Mađalêna đã phải chịu đau khổ rất nhiều. Một số người cho rằng, đó là cơn bệnh tâm thần trầm trọng. Nếu quả thực là như vậy, chắc hẳn rằng bà đã cảm thấy tuyệt vọng, bất định, cô độc và bị loại bỏ. Bà sống tại Magđala, một thành phố buôn bán phồn thịnh gần hồ Gênêsaret, một nơi giàu có và phong phú đa dạng. Nhưng với Mađalêna - bị khóa kín trong bóng tối của tật bệnh- thì sự giàu có phồn vinh chẳng còn có nghĩa lý gì. Cho dù Maria Mađalêna có bị cơn bệnh tâm thần (bị bảy quỷ ám hại – x. Mc 16,9) hay không, bà vẫn là một phụ nữ phải vật lộn với nhiều thứ quỷ, đặc biệt là sự tối tăm, sự thương tổn và dễ bị đổ vỡ. Chắc hẳn bà đã phải đi xuống tận thẳm sâu của sự yếu đuối và cảm nhận sự bất lực của chính mình. Về góc độ đó, bà là một trong chúng ta. Ai trong chúng ta lại chưa từng biết đến những quỷ dữ của yếu đuối, tổn thương, xúc phạm, bất xứng, vị kỷ, tội lỗi? Và ai trong chúng ta lại không mong được một sự chữa lành sâu xa và lớn lao trong đời sống chúng ta ?

Cũng vậy, Catarina Siena là người cảm nhận sâu xa và đi tới kinh nghiệm sâu thẳm của sự yếu đuối. Tất cả giáo huấn của chị về “căn phòng của sự nhận biết chính mình” đã nói lên khám phá này. Bằng nhiều cách nói khác nhau, chị thú nhận “Tôi là người dễ bị tổn thương, yếu đuối, và tội lỗi”. Với Catarina, hành trình của sự nhận biết mình đưa chúng ta tới việc nhận ra sự bất toàn, thất bại và giới hạn của chính mình. Nói theo cách của Catarina, đó là “đất của sự nghèo nàn của chúng ta”. Chị khuyến khích chúng ta đừng sợ hãi sự yếu đuối của chính mình, nghĩa là không chạy trốn hay ghê tởm sự thực về mình, nhưng đúng hơn, chấp nhận nó và để nó trở thành lý do đưa chúng ta tiến đến với Thiên Chúa.

Hiển nhiên là khi gặp Đức Giêsu và được Người chữa lành, Maria Mađalêna đang ở trong một tình trạng cực kỳ đau khổ. Chúng ta không biết gì về cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Đức Giêsu và bà. Không biết bà có đến với Đức Giêsu và nài xin Người cứu chữa như những nguời bệnh khác thường làm ? hay bà chỉ lặng lẽ đứng trước mặt Người và để cho chính những nỗi đau khổ của bà lên tiếng nói? Và Đức Giêsu đã chữa lành bà bằng cách nào? Từ những câu chuyện chữa lành được nói tới trong Tin Mừng, chúng ta có thể đoán là Đức Giêsu đã chạm tới bà và đã dịu dàng nói với bà rằng bà đừng sợ. Điều chúng ta được biết, qua câu chuyện Tin Mừng chính là kết quả việc chữa lành. Một Maria được tự do, vui mừng và sống một đời sống mới. Bà được giải thoát, để được sống, để trở thành chính mình và như chúng ta thấy, được tự do để đi theo Đức Giêsu.

Catarina Siena cũng cảm nhận sâu xa và liên lỉ về sự chữa lành của Thiên Chúa trong đời thánh nữ. Với chị, đó là cái chạm tới của tình yêu, một sự chạm tới của tình yêu cứu chuộc bắt đầu từ khi chị được tạo thành và trải dài suốt cuộc đời chị, một tình yêu cứu chuộc thẳm sâu mà chị chẳng bao giờ dò thấu. Suy niệm về tình yêu vô bờ của Thiên Chúa, chị đã cầu nguyện: “ Chúa có cần thụ tạo của Ngài chăng? Đối với con, Ngài hành động như thể Ngài không thể sống thiếu thụ tạo của Ngài, vì Ngài chính là sự sống. Tại sao Ngài quá điên dại như thế ? bởi vì Ngài yêu chính thụ tạo Ngài đã dựng nên. Nó đã chạy trốn khỏi Ngài và ngài đi tìm kiếm nó. Nó rời xa Ngài nhưng Ngài lại đến gần với nó hơn. (Đối thoại 153).

Trong cái chạm tới nhẹ nhàng và chữa lành đó, Catarina Siena biết rằng không những chị được yêu, mà như Maria Mađalêna, chị biết rằng chị thực sự xinh đẹp. Quả thực, hơn nhiều người khác, linh đạo của chị nhấn mạnh đến vẻ đẹp của con người. Ở đầu cuốn Đối thoại, chị nhận được lời mời gọi của Thiên Chúa : “Hãy mở mắt và nhìn Ta, con sẽ nhìn thấy phẩm giá và vẻ đẹp của con người” (Đối thoại 1). Sự nhận thức và kinh nghiệm được yêu thương trong vẻ đẹp khôn tả làm cho Catarina Siena được tự do để yêu tha nhân và chị được sai đến với thế giới hầu giúp chúng nhận ra vẻ đẹp tuyệt vời của chính chúng.

Tuy nhiên, như chúng ta biết, ngay cả khi chúng ta cảm nghiệm sự chữa lành và đổi mới trong sự chạm tới dịu dàng của Thiên Chúa, có nhiều lúc trong cuộc đời, chúng ta vẫn cảm thấy như bóng tối tăm vẫn bao phủ chúng ta, thậm chí chúng ta cảm thấy mọi sự là vô nghĩa. Giống như tâm trạng của Maria Mađalêna trước ngôi mộ trống. Trước ngôi mộ trống, bà nhận thấy sự dữ của kinh khiếp, hãi hùng. Bà đem dầu thơm và hương liệu đến xức xác Đức Giêsu, nhưng khi nhìn vào, bà chỉ thấy ngôi mộ, một sự trống rỗng. Quả là kinh khủng ! Lại một lần nữa, bà cảm thấy như bị mất hết những gì bà đang có và ngay cả ý nghĩa đời sống cũng không còn nữa.

CÁC NỮ TU ĐA MINH:  MARIA MAĐALÊNA VÀ CATARINA SIENACó lẽ cảm giác trống rỗng sâu xa là một trong những nỗi thống khổ lớn nhất mà con người phải chịu. Catarina Siena biết điều đó. Có một lúc trong đời, giữa đau khổ và cảm nhận yếu đuối, chị đã kêu lên “Chúa ở đâu?” Trong vài lá thư gửi cho bạn bè, Catarina Siena bước vào nỗi thống khổ và hoang mang của Maria Mađalêna. Chị chia sẻ với chúng ta kinh nghiệm của chính chị : “rồi con sẽ thấy, nhờ kiên nhẫn, con sẽ tìm đuợc Thầy của con” (lá thư thứ hai)

Có những lúc chúng ta cảm thấy thực sự trống rỗng. Những lúc này, Maria Mađalêna và Catarina Siena dạy chúng ta đừng thất vọng hay bỏ cuộc, nhưng phải kiếm tìm, phó thác vào sự hiện diện chữa lành và ánh sáng của Thiên Chúa chung quanh góc cạnh của cuộc đời. Đấng Phục sinh, giả vờ như người làm vườn, chờ đợi để biểu lộ chính Người cho Maria, và như Catarina Siena, chị khám khá ra rằng Thiên Chúa ở trong chính tâm hồn chị, đang khi chị chẳng cảm thấy gì.

Vì thế, cả Maria Mađalêna và Catarina Siena là những phụ nữ dám đối diện với sự thật: sự thật của chính họ và sự thật về Đức Giêsu, Đấng chữa lành. Trong đời sống của các vị, có hai thực tại: một thực tại của người chữa lành với tất cả sự tự tín, được gắn chặt với những thương tích của họ cùng với niềm tin vào một Thiên Chúa luôn khát mong chữa lành cho những thương tích của con người.

Là những tu sĩ Đa Minh trong Giáo Hội và xã hội hôm nay, chúng ta tiến bước trong khiêm tốn và biết ơn vì điều đó. Chúng ta nhỏ bé, yếu đuối, sợ hãi và không nắm chắc về tương lai đời mình, nhưng trong tình yêu mà Thiên Chúa đã ban tặng cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô, chúng ta nhận biết chúng ta được chữa lành, được thêm sức mạnh, thêm hy vọng, thêm xinh đẹp. Sức mạnh của sứ vụ Đa Minh hôm nay trong thế giới tùy thuộc vào cách chúng ta đón nhận hai thực tại đó.

  1. Là môn đệ và bạn hữu của Đức Giêsu Kitô

Khi Maria Mađalêna dã được Đức Giêsu chữa lành, kết quả không chỉ là việc các quỷ rời bỏ bà; điều lớn lao hơn cả đó chính là việc bà trở thành một trong các bạn đồng hành với Đức Giêsu. Việc chữa lành cũng là lời mời gọi Maria Mađalêna trở thành môn đệ của Đức Giêsu. Bà không trở lại Magdala, sống lại cuộc sống như xưa nhưng bà đi theo Đức Giêsu trong một cách sống hoàn toàn mới. Luca cho chúng ta biết bà là một trong những phụ nữ cùng đi với Đức Giêsu trong hành trình sứ vụ công khai của Người (Lc 8,3). Nếu trước kia, tật bệnh chi phối toàn bộ con người của bà, thì nay sự cam kết dấn thân vì Đức Giêsu , vì sứ điệp của Người về Nước Thiên Chúa cũng chiếm đoạt toàn bộ con người của bà. Sách thánh nói rõ khi Đức Giêsu đi rao giảng, không chỉ có các môn đệ mà còn có các phụ nữ cùng đi theo giúp đỡ Người. Cả bốn thánh sử nói đến một nhóm phụ nữ từ Galilê. Maria Mađalêna là một trong số các phụ nữ trung thành đi theo Đức Giêsu cho đến cuối cùng. Những phụ nữ này chăm chú lắng nghe lời giảng dạy của Người. Họ là chứng nhân của những sự kiện chữa lành cảm thương mà Đức Giêsu đã làm, họ nhìn thấy Đức Giêsu đám chìm trong cầu nguyện, họ biết Đức Giêsu sống như thế nào, khi Người xuất hiện trước công chúng hay khi Người cùng với họ. Ở với Đức Giêsu, họ được học hiểu hơn thế nào là người môn đệ đích thực.

Điều đó cũng đúng khi nói về Catarina Siena, người sống sau Maria Mađalêna 13 thế kỷ. Chị cũng liên lỉ sống với Đức Giêsu. Chúng ta được nghe kể rằng “chị nói về người như một người bạn nói về một người bạn”. Rõ ràng là chị hiểu thế nào là một người môn đệ của Đức Giêsu. Đó là trở nên Hiền thê của Đức Kitô luôn kiếm tìm vinh danh Thiên Chúa và phần rỗi các linh hồn. Đó cũng là nhìn ngắm liên lỉ vào Đức Giêsu như các Tin Mừng đã thuật lại, đặc biệt là hình ảnh Đức Giêsu chịu đau khổ trên Thánh giá. Một thi sĩ đồng thời với Catarina Siena đã diễn tả về chị trong một câu ngắn: “Đức Kitô ngập tràn trong chị, từ đỉnh đầu cho tới tận gót chân.”

Bây giờ chính là lúc chúng ta, những con người trung thành sống ơn gọi môn đệ trong thời đại mình. Chúng ta học biết điều đó như thế nào ? Có cùng một cách thức mà Maria và Catarina đã học hay không, có nghĩa là, chúng ta có để chính mình hoá thân trong câu chuyện của Đức Giêsu và để cuộc đời được biến đổi, như cuộc đời các ngài đã được biến đổi? Trong lá thư gửi người bạn Bartolomea tại Lucca, Catarina đã diễn tả sự biến đổi trong Maria Mađalêna:

Chị Mađalêna thân yêu không còn nghĩ đến mình những hoàn toàn chỉ nghĩ đến Đức Kitô bị đóng đinh… Chị không nghĩ về bất cứ điều gì mà chỉ nghĩ đến việc làm thế nào để theo Đức Giêsu… Chị như một người say không còn ý thức gì về bản thân mình… chị chỉ nghĩ xem làm cách nào để tìm ra và đi theo vị thầy của mình. Chị quả là một người bạn đồng hành của bạn đó. Tôi muốn bạn theo gương Chị vì chị biết rõ lối đường, chị chính là thầy dạy của chúng ta” (Thư 59).

Điều quá rõ là nếu không sống mật thiết với Đức Giêsu chúng ta không thể nào trở thành môn đệ của Người và cũng không thể nói cho người khác biết về Người. Maria Mađalêna không chỉ là môn đệ Đức Giêsu, bà còn là bạn của Người. Chúng ta tìm thấu dấu ấn tình bạn thân thiết đó trong nhiều trang sách Tin Mừng. Tình bạn đó bắt đầu với việc Đức Giêsu chữa lành cho bà, được triển nở qua việc bà trở thành một trong những người bạn đồng hành với Đức Giêsu. Tình bạn ấy ghi dấu đặc biệt trong sự kiện bà đi theo Đức Giêsu trong hành trình khổ nạn cho tới đỉnh đồi Calvariô; tình bạn ấy được diễn tả khi bà vội vã đến mồ để xức dầu thi hài Đức Giêsu; được minh chứng qua những dòng nước mắt khóc thương trước ngôi mộ trống; và đạt tới cao điểm khi Đấng Phục sinh gọi chính tên bà “Maria”. Qua các tác phẩm nghệ thuật, người ta trình bày bà như một phụ nữ trẻ đẹp, nhưng có lẽ bà là một người già hơn thế , vì tình bạn giữa bà và Đức Giêsu được tăng triển trong sự chín chắn và trưởng thành của bà. Tuy nhiên, dù già hay trẻ, chính tình yêu sâu xa đối với người khác mới là điều đáng kể.

Catarina Siena, trong lá thư gửi cho các bà trong hội “Mantellate”, đã nói về Maria Mađalêna như một môn đệ nhiệt thành và yêu mến Đức Giêsu mãnh liệt.

Chị không sợ hãi người Do thái, chị cũng chẳng sợ hãi cho bản thân mình. Như một người điên dại vì yêu, chị chạy đến và ôm lấy thánh giá. Quả thế, để nhìn thấy thầy mình, chị đã tắm gội mình trong máu và say vì yêu. Chị thể hiện tình yêu đó qua hành động rao giảng về Đấng Phục sinh. (Thư 2)

Catarina Siena cũng rất quý trọng tình bạn và chị có rất nhiều bạn, cả nam lẫn nữ. Những trang viết về tình bạn là những trang đẹp nhất. Chị thường ví những người bạn chính là những người mà Thiên Chúa ban cho chúng ta để chúng ta yêu mến họ bằng một tình yêu đặc biệt.

Con người Đa Minh là con người sống trong tương quan với người khác. Hiến pháp nền tảng của Dòng đã khẳng định “ Dòng được thành lập để giảng thuyết và cứu rỗi các linh hồn”. Vì thế, chúng ta - những người nam, nữ -được kêu gọi để sống tương quan với người khác, với những người trong cộng đoàn, với những người mà chúng ta gặp gỡ.

Vì con người Đa Minh là những con người trong tương quan, trân quý sự quan trọng của những mối tương quan, và những món quà quý giá của tình bạn. Một trong những cách thế tốt đẹp nhất giúp chúng thi hành trọn vẹn sứ vụ trong Dòng và cho xã hội chúng ta hôm nay là tạo nên những mối liên hệ yêu thương và bạn hữu vượt quá những rào cản phân biệt và chia cách con người trong xã hội, như Catarina Siena , người kiến tạo hoà bình và xây dựng nhịp cầu. Có lần, cha Raymond đã phê phán việc Catarina quá quen thân với những người đến với chị. Chị trả lời :” Chắc chắn là không ai phải ngạc nhiên khi con yêu thương những người đến với con bằng một tình yêu siêu vượt, bởi vì con chẳng có lý do để tồn tại trên mặt đất này nếu không vì lợi ích cho họ.” Và chị nài xin cha Raymond :” Cha làm ơn đừng bao giờ đứng về phía những người chống con vì sự cởi mở thần khí mà nhờ đó, con tự do đón tiếp mọi người con có dịp gặp gỡ” (Đời sống II, 6,216). Mở ra cho Thần khí và yêu bằng một trái tim rộng mở, như Maria và Catarina đã làm, là điều kiện để chúng ta có thể thi hành sứ vụ Đa Minh hôm nay trong Giáo Hội và xã hội.

Tuy nhiên, có đôi khi, chúng ta gắn bó với những người khác và chúng ta không muốn để họ đi hoặc cho họ tiến lên, ngay cả với những mối tương quan tốt đẹp nhất. Đó cũng là cám dỗ của Maria Mađalêna. Trong câu chuyện hậu Phục sinh, khi Đức Giêsu gọi tên bà, bà chạy đến với Chúa, cố giữ lấy Người. Nhưng Người cho bà biết rằng cách diễn tả tình bạn đó giờ đây không còn nữa : “Đừng giữ Ta lại”, phải để Ta đi để con có thể đến với những người khác đang cần đến con. Thần học gia Elisabeth Moltmann-Wended, cho rằng hình tượng môn đệ nơi các phụ nữ không phải là hình tượng môn đệ bội phản rồi sám hối, như được thấy trong câu chuyện môn đệ Phêrô, nhưng mang đặc tính gắn bó rồi phải chia xa, như được thấy trong câu chuyện của Maria Mađalêna. “ Sự xung đột nơi một người phụ nữ là sự xung đột giữa thái độ gìm chặt lại và thái độ để ra đi, giữa sự bền chặt và sự rộng mở. Đây cũng là điều gây xung đột nơi Catarina. Tại Siena, cha Raymond, người thân thiết của chị lại phải rời đi Minerva vì cha được bầu làm Bề trên tại đó. Rồi sau đó, khi chị đến Roma, thì cha lại được Đức Thánh Cha sai đi thi hành sứ vụ tại Pháp. Có ai trong chúng ta chưa từng bao giờ cảm nghiệm xung đột này cả trong đời sống cá nhân hoặc khi thi hành sứ vụ ? Chúng ta rời xa khỏi cuộc sống của người khác. Khi có họ, chúng ta cảm thấy mình được chúc lành và họ cũng cảm thấy được chúc lành khi có chúng ta. Đó là sự gắn bó, tình bạn, sự giữ chặt. Và rồi đến lúc chúng ta phải rời xa để ra đi hoặc họ phải ra đi. Một tác giả đã gọi đó là “một cuộc chiến tranh tuyệt đẹp giữa đôi chân và đôi cánh”.

Là người Đa Minh chúng ta được mời gọi trở thành người lữ hành. Chúng ta cần phải rời xa những gì có thể ràng buộc chúng ta hoặc chính mình phải lên đường. Do ơn gọi thánh hiến, chúng ta trở thành những người không – bám- víu. Điều đó không mâu thuẫn với ơn gọi sống liên kết và gắn bó với người khác, nhưng đúng hơn, đó là một cách thế diễn đạt mối tương quan ấy. Cha Đa Minh yêu mến Osma, yêu mến anh em Kinh sĩ và đời sống mà cha đã sống , nhưng cha sẵn sàng hy sinh tất cả khi cha nghe tiếng Chúa gọi đi rao giảng Tin Mừng tại Miền Nam nước Pháp. Từ lúc đó, đời sống của cha là đời rao giảng lữ hành. Thánh Catarina Siena yêu mến căn phòng nhỏ mà nơi đó chị đã nhận được biết bao ơn thần bí, nhưng chị đi ra khỏi đó khi chị biết rằng Chúa muốn chị “đi bằng đôi chân” trên thế giới này, để giúp đỡ những ai cần đến chị. Vì thế, một trong những cách thế mà ngày nay chúng ta cần thực thi để bắt chước các vị, là những người lữ hành hành khất Đa minh được mời gọi sống sự nghèo khó hôm nay không bởi sự bám víu nhưng là sẵn sàng để vuột khỏi mình, nhân sự, nơi chốn, sự vật vì Nước Thiên Chúa.

Catarina Siena trong lá thư gửi cho một người bạn, bà Melina, là người đã từng có kinh nghiệm đau khổ về sự phân ly, đã nhắc nhớ bà rằng ngay cả Đức Giê-su cũng chấp nhận bị tách ra khỏi những người ngài yệu mến:

Sự gắn bó với Mẹ Maria cũng như sự gắn bó với các môn đệ chẳng thể nào giữ Đức Giê-su khỏi đến với Thập giá. Thế nhưng ngài đã yêu họ vô cùng. Và rồi, họ đã phải chia xa vì vinh danh Thiên Chúa và sự cứu rỗi người khác, bởi vì điều họ quan tâm không phải cho là chính họ” (Thư 58).

Maria Madalena và Catarian Siena, cả hai cho chúng ta thấy rằng, có một thời gian để gắn bó và một thời để chia xa. Theo gương các ngài, chúng ta cũng phải phân định chúng ta được gọi đến điều gì trong một thời gian nhất định trong đời sống chúng ta, và khám phá ra sự thật sâu xa hơn rằng, gắn bó và chia xa là hai mặt của một sứ vụ Đa minh được trao phó cho chúng ta. Vì thế, chúng ta có thể dễ dàng chấp nhận sự chúc lành cũng như nỗi đau khổ trong đó.

3. Những nhà giảng thuyết Tin Mừng

Trong cuộc hội ngộ trong khu vườn, bên cạnh việc nói Maria đừng bám víu vào ngài nữa, Đức Giê-su còn bảo bà hãy tới với anh em Ngài và báo cho họ tin mừng rằng Ngài đã sống lại. Qua mệnh lệnh đó bà đã trở thành người đầu tiên loan báo và tuyên xưng sự phục sinh.” Tông đồ của các tông đồ” là cách mà thánh Augustine đã nói về bà. Catarina cũng nhận ra rằng chị được gọi để giảng thuyết Tin Mừng trong thế giới của chị. Chị làm điều này trong những cách thức khác nhau: hòa giải giữa những cá nhân và lãnh địa có hiềm thù, thúc giục các nhà lãnh đạo Giáo Hội làm nhiệm vụ của mình, khuyên bảo nhiều người đến với chị để xin những lời khuyên, viết thư, quan tâm giúp đỡ người nghèo, chăm sóc người bệnh, thăm viếng tù nhân. Một trong những tài năng của chị dường như là khả năng nói lời rất thích đáng với bất cứ ai mà chị gặp gỡ: với hai vị Giáo hoàng mà chị quen biết riêng; với John Hawkwood, người lính hung hãn, với Palmira, bà già khó tính đang hấp hối ở Siena; với chàng thi sĩ đang thất vọng; với cô gái điếm đang bị trói buộc trong lối sống của mình.

Là những người loan báo Tin Mừng, Mary và Catarina là mẫu mực cho tất cả anh chị em Đa minh chúng ta, những người được gọi trở thành những nhà giảng thuyết trong thời đại mình đang sống. Các ngài ở đó trước mặt chúng ta, nhắc nhớ chúng ta về nhiệm vụ loan báo Tin Mừng bằng cách thế nào đó để người thời đại của chúng ta có thể nghe thấy được. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta phải công khai giảng thuyết từ giảng đài nhà thờ, hay trước một đám đông người, cho dù một số trong chúng ta cũng được mời gọi để làm những điều này: nhưng nó có nghĩa là trong sự nhận thức rằng Tin Mừng về tình yêu của Thiên Chúa thì chẳng bao giờ chỉ để cho chúng ta mà thôi, nhưng đúng hơn là phải chia sẻ tình yêu ấy cho những người khác. Chúng ta là những cái phễu, là ống nước, là dòng kênh, là người nhận để cho đi.

Để đem Tin mừng Phục sinh cho các môn đệ, Maria Madalena phải đi sâu vào căn phòng trên lầu đóng kín; những cánh cửa đóng kín của sợ hãi và hoài nghi của các môn đệ. Catarina cũng phải đi qua nhiều căn phòng đóng kín trước lời giảng của chị. Những cánh cửa đóng kín nào chúng ta cần phải mở ra để có thể giúp ích cho Giáo Hội và thế giới? Tất cả ở chung quanh chúng ta, chúng ta thấy nhiều người vì lý do này hay lý do khác đang bị áp chế trong sự sợ hãi. Chúng ta cần phải tự vấn xem mình phải làm gì để giúp họ mở những cánh cửa tù ngục của chính họ. Người phụ nữ thành Magdala và người phụ nữ thành Siena nói với chúng ta rằng chẳng có gì phải sợ hãi: Đức Kitô đã phục sinh và luôn ở gần kề để làm tan biến những lo âu và lo lắng vô ích của chúng ta, bất kể chúng ra sao. Dĩ nhiên, nếu chúng ta không đánh liều để cho ánh sáng của Đức Giê-su phục sinh đi vào trong những sợ hãi của riêng chúng ta, chúng ta sẽ mãi ở lại đàng sau những cánh cửa khép kín của chính mình và sẽ không thể giúp người khác vượt qua những cánh cửa đóng kín của chính họ.

Trước khi Maria Madalena thành nhà giảng thuyết đem lời hy vọng và sự trấn an đến với các môn đệ, bà là nhà giảng thuyết bởi sự hiện diện thinh lặng của bà. Đó là lúc bà đứng ở đồi Calvary. Ở đây, bà không có lời gì để nói. Tất cả những gì bà có thể làm là đứng thinh lặng và bất lực trong khi người bà yêu tha thiết bị đóng đinh thập giá. Bà hoàn toàn bất lực; bà không thể thay đổi tình thế. Món quà bà có thể dâng lên Đức Giê-su lúc ấy chỉ có thể là sự hiện diện thương cảm không hơn không kém. Bà có thể trốn chạy, bà có thể đứng đó những từ chối nhìn ngắm; nhưng Tin Mừng nói rõ ràng với chúng ta là bà ngắm nhìn điều đang xảy ra. Đứng dưới thập giá đồi Calvê, bà nhắc chúng ta nhớ rằng trong thế giới chúng ta có biết bao đau khổ, và chúng ta thường thấy mình như vô dụng trước nỗi đau của người khác. Sự hiện diện cảm thương của chúng ta có thể là món quà lớn nhất của chúng ta cho họ cũng như là cách thế thích hợp nhất để loan báo Tin Mừng. Catarina Siena cho chúng ta một sứ điệp tương tự. Điều đó đặc biệt được chứng tỏ rõ ràng trong việc chị hiện diện với anh chàng Niccolo khi anh ta sắp sửa bị hành quyết. Tội mà anh ta phạm không đáng kể và Catarina biết điều đó nhưng chẳng thể làm được gì để kháng cáo. Tất cả những gì chị có thể làm là hiện diện với anh ta trong sự cảm thương. Chị đã bày tỏ điều này khi đến thăm anh ta trong tù và an ủi anh ta.Rồi sau đó, tại nơi hành quyết, chị đã nâng đỡ và khích lệ anh ta bằng cách dịu dàng giữ đầu anh cho tới khi anh bị trảm quyết.

Kết luận

Chúng ta đã dành một lúc để suy tư về hai bậc đàn chị trong truyền thống Đa Minh. Maria Madalena và Catarina Siena, để khích lệ chúng ta trong ơn gọi là những người Đa Minh hôm nay trong thế giới. Tôi nghĩ là bạn sẽ đồng ý rằng cả hai có nhiều điều để trao cho chúng ta. Có thể tổng lược một cách tốt nhất sứ điệp của họ bằng cách nói rằng, từ cả hai, chúng ta học biết rằng những người Đa minh là những người say mê tìm kiếm chân lý và những nguời yêu thương tha thiết trong một thế giới tệ hại và khẩn thiết cần chân lý và tình yêu. Say mê chân lý và cảm thương con người là hai yếu tố liên kết cốt lõi của linh đạo Đa Minh, như cha Vincent de Couesnongle nhấn mạnh khi cha còn là Bề trên Tổng quyền dòng Anh em Thuyết giáo. Sự say mê chân lý của chúng ta phải thể hiện trong việc chúng ta chấp nhận mình không hoàn thiện nhưng xinh đẹp, trong sự chấp nhận Đức Giê-su Kitô là vị chữa lành và là bạn thân thiết của chúng ta, trong sự khát khao chân lý bất cứ chân lý ấy ở đâu và trao ban chân lý cho thế giới. Tình yêu cảm thương của chúng ta sẽ phải tỏ hiện trong việc chúng ta đến những nơi mà con người đang đau khổ, và trong nỗ lực làm người loan báo Tin Mừng, đem lại hy vọng và tự do cho con người thời đại bằng những lời nói và bởi chính sự hiện diện của chúng ta. Thật là may mắn khi có trong câu chuyện Đa Minh của chúng ta, hai người phụ nữ vĩ đại này, Maria Magdala và Catarina Siena, những người chỉ cho chúng ta con đường đi tới phía trước.

Nt. Maria - Madalena Phạm thị Huy, Chuyển ngữ

Nguyên tác: The Dominican Sisters: Mary Magdelen and Catherine of Siena.

(Đây là bài nói chuyện của chị Mary O’Driscoll, OP trong cuộc họp Gia đình Đa Minh tại New York, tháng 9 năm 1995. bài được đăng trong Dominican Ashram)